3 đề thi cuối học kì 1 môn sinh học lớp 6 hay nhất

VT365 chia sẻ bộ đề thi học kì 1 môn sinh lớp 6 gồm 6 đề có đáp án đầy đủ và chi tiết. đề có phần trắc nghiệm và tụ luận phù hợp với chương trình của sách GK dành cho học sinh lớp 6. Các bạn có thể xem trực tiếp trên trang hoặc tải đề thi hk1 môn sinh học lớp 6 về máy tính.
đề thi học kì 1 môn sinh lớp 6

Thao khảo thêm bộ đề thi hk1 khối THCS  của blog 365
Tải đề thi học kì 1 môn sinh học lớp 6 7 8 9 chuẩn nhất

Tải đầy đủ 6 đề mẫu sinh 6 ở đây : Download 

Mẫu đề thi cuối học kì 1 môn sinh lớp 6 số 01

I.Trắc nghiệm:(3đ) mỗi câu đúng 0,5 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1/ Thân cây dài ra do:
A.Chồi ngọn. 
B.Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
C.Phần gốc sát với rễ. 
D. Sự lớn lên của tế bào.
Câu 2/ Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
A. Màng sinh chất, vách tế bào, chất tế bào, nhân.
B.Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp.
C. Vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào.
D.Nhân, không bào, lục lạp.
Câu 3/ Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với cây?
A. Giúp cây duy trì và phát triển nòi giống. 
B. Giúp cây lớn lên
C. Giúp cây to ra. 
D.Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 4/ Nhóm cây nào sau đây toàn rễ chùm ? 
A. Cây cải,cây lúa,cây cà chua 
B. Cây ớt, cây bưởi, cây ngô 
C. Cây lúa , cây ngô, cây hành .
D. Cây cau,cây hành,cây mít
Câu 5/ Củ gừng do bộ phận nào phát triển thành? 
A. Thân C. Rễ
B. Lá D. Hoa
Câu 6/ Nhóm cây nào sau đây khi trồng phải tỉa cành?
A. Cây lương thực, cây ăn quả. 
B. Cây thực phẩm, cây lấy gỗ.
C. Cây ăn quả, cây lấy sợi. 
D. Cây lấy gỗ, cây lấy sợi.

II. Tự luận(7 điểm)
Câu 1: Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào?E m hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? (1đ)
Câu 2: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm(1đ)
Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài của thân? giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành, những cây ăn quả thường bấm ngọn?(2đ) 
Câu 4: Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng Co2­ trong quá trình chế tạo tinh bột? Viết sơ đồ quá trình quang hợp.(3đ)

Đáp án đề thi học kì 1 môn sinh lớp 6 số 01

I. Trắc nghiệm:(3 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A D C C D

II. Tự luận:
Câu 1: (1đ)
- Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ nơi khô ráo.
- Người ta trồng khoai lang bằng cách giâm cành.
Câu 2: (1đ)
- Rễ cọc: Có một rễ chính to xung quanh mọc nhiều rễ con (0,5 điểm)
- Rễ chùm: Các rễ to dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc của thân và tạo thành chùm (0,5 điểm)
Câu 3: (2đ)
- Cấu tạo ngoài của thân (1 điểm)
+ Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. (0,25đ)
+ Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá. (0,25đ)
+ Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa. (0,25đ)
+ chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá. (0,25đ)
- Giải thích đúng 2 ý mỗi ý (1điểm)
+ Những cây lấy gỗ thường tĩa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển đêm lại năng suất cao. (0,5đ)
+ Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển. (0,5đ)
Câu 4: (3đ)
- Lấy một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dung băng giấy đen bịt kín một phần của lá. Đem chậu cây ra chỗ có nắng gắt từ 4-6 giờ.
- Ngắt chiết lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90O đun sôi cách thủy để tẩy hết diệp luc của lá, rửa sạch bằng nước ấm.
- Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột ta thấy phần không bịt băng giấy đen có màu xanh tím , phần bịt băng đen có màu vàng . Như vậy phần không bịt của lá có tinh bột, còn phần bịt đen không có tinh bột.
- Viết sơ đồ quá trình quang hợp.(1đ)
Nước + Co2 Ánh sáng Tinh bột + O2
(Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Diệp lục (Trong lá) (Lá nhả ra ngoài môi trường)
- Lấy một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dung băng giấy đen bịt kín một phần của lá. Đem chậu cây ra chỗ có nắng gắt từ 4-6 giờ.
- Ngắt chiết lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90O đun sôi cách thủy để tẩy hết diệp luc của lá, rửa sạch bằng nước ấm.
- Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột ta thấy phần không bịt băng giấy đen có màu xanh tím , phần bịt băng đen có màu vàng . Như vậy phần không bịt của lá có tinh bột, còn phần bịt đen không có tinh bột.
đề thi hk1 môn sinh học lớp 6

Mẫu đề thi cuối học kì 1 môn sinh lớp 6 số 02

I Trắc nghiệm: (3 điểm) Thời gian làm bài: 15 phút 
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (1 điểm) 
1. Trong các nhóm sinh vật sau nhóm nào chỉ toàn những sinh vật sống? 
A. Cây cải, con chó, cây lúa, hòn đá. B. Cây cải, đất, cây dừa, cây lúa. 
C. Cây cải, con chó, cây lúa, con gà. D. Cây cải,viên phấn, con chó, cây lúa. 
2. Tế bào ở giai doạn nào mới có khả năng phân chia? 
A. Giai đoạn non. B. Giai đoạn đang lớn 
C.Giai đoạn trưởng thành D. Tế bào đã chết 
3. Tầng sinh trụ của thân cây nằm ở: 
A. Thịt vỏ B. Giữa mạch rây và mạch gỗ 
C. Nằm giữa mạch rây D. Giữa mạch gỗ 
4. Phần lớn nước do rễ cây hút vào được lá thải ra ngoài nhờ: 
A. Tế bào thịt lá B. Gân lá 
C. Các tế bào biểu bì của lá D. Sự mở ra của các lổ khí ở lá. 
Câu 2. Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây rồi ghi vào giấy bài làm 
Lá gồm có cuống lá và ….(1)……., phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá giúp lá hứng được nhiều ….(2)…… Có 3 kiểu gân lá là: gân …..(3)……., gân …….(4)……. và gân hình cung. 
Câu 3. Nối các câu ở cột A với các câu ở cột B sao cho phù hợp rồi ghi vào giấy bài làm . (1 điểm) 
Cột A Cột B
1. Khoai lang
2. Bụt mọc
3. Tầm gởi
4. Hồ tiêu
a. Rễ giác mút
b. Rễ thở
c. Rễ móc
d. Rễ củ

 II. Tự luận: (7 Điểm) Thời gian làm bài: 30 phút Đề 1 
Câu 1: Thế nào là quang hợp? Viết sơ đồ quá trình quang hợp. Vì sao vào buổi trưa hè ngồi nghỉ dưới tán cây lớn ta cảm thấy dễ chịu hơn? (3 điểm) 
Câu 2: Có mấy loại rễ chính? Kể tên. Nêu đặc điểm của rễ cọc. Vì sao rễ cây thường ăn sâu lan rộng số lượng rễ con nhiều? (3 điểm) 
Câu 3: Nêu sự khác nhau trong cấu tạo miền hút của rễ và cấu tạo trong của thân non. (1 điểm)

đề thi hk 1 sinh 6 2015

đề thi học kì 1 môn sinh lớp 6 số 03

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Em hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất: 
Câu 1: Tuỳ theo cách mọc của thân mà chia thân làm 3 loại: 
A. Thân đứng, thân gỗ, thân leo B. Thân đứng, thân leo, thân bò 
C. Thân đứng, thân leo, tua cuốn D. Thân cột, thân leo, thân bò 
Câu 2: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển từ lá về thân, rễ nhờ? 
A. Mạch rây B. Mạch gỗ. C. Vỏ D. Trụ giữa. 
Câu 3: Khi hô hấp cây thải ra khí gì? 
A. Khí cácbôníc. B. Hơi nước. C. Khí ôxi và khí cácbôníc. D. Khí ôxi. 
Câu 4: Cơ thể sống có những đặc điểm nào? 
A. Trao đổi chất. B. Lớn lên. C. Sinh sản. D. Cả 3 đáp án trên. 
Câu 5: Mô là: 
A. Nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. 
C. Nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo khác nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. 
B. Nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện nhiều chức năng. 
D. Nhóm tế bào có hình dạng khác nhau, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. 
Câu 6: Nêu cấu tạo trong của phiến lá gồm: 
A. Biểu bì, Thịt lá. B. Biểu bì,bẹ lá,viền lá. C. Biểu bì, thịt lá, gân lá. D. Biểu bì, gân lá. 
Câu 7: Giâm cành là: 
A. Làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. 
B. Dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây gắn vào một cây khác cho tiếp tục phát triển. 
C. Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. 
D. Hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. 
Câu 8: Giai đọan sinh trưởng nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng? 
A. Đâm chồi, đẻ nhánh, sắp ra hoa. B. Quả già sắp chín. 
C. Tất cả các giai đọan trên.. D. Lúc nào cây cũng cần nhiều nước. 
Câu 9: Hãy nối nội dung của cột A với cột B sao cho phù hợp:
Cột A (Tên lá biến dạng ) Cột B (Chức năng lá biến dạng) Đáp án


1/ Lá vảy

2/ Tua cuốn

3/ Lá biến thành gai

4/ Lá bắt mồi


a. Bắt và tiêu hoá mồi

b. Giúp cây bám vào cây khác để leo lên

c. Che chở, bảo vệ chồi của thân rễ

d. Giảm sự thoát hơi nước qua lá


1 + …

2 + …

3 + …

4 + …

B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) 
Câu 1 ( 1,5 điểm ): Viết sơ đồ tóm tắt qúa trình quang hợp. Từ đó nêu khái niệm về quang hợp. 
Câu 2 ( 3 điểm ): Trình bày cấu tạo tế bào thực vật và chức năng của của các bộ phận đó. 
Câu 3 (2,5 điểm): Có mấy loại rễ chính? Nêu đặc điểm của từng loại rễ đó và cho ví dụ minh họa? 

Đáp án đề thi cuối hk1 môn sinh lớp 6 số 03

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng 0,25đ )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án B A A D A C A A 1c, 2b, 3d, 4a



B. PHẦN TỰ LUẬN
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

  Câu 1

- Nước + Khí cacbonic as, diệp lục Tinh bột + Khí oxi
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có diệp lục, sử dụng nước, khí cácbonic (CO2) và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.
(0,75đ)
(0,75đ)


Câu 2
Gồm: Vách tế bào, Màng sinh chất, Chất tế bào, Nhân, Không bào.
- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất: bao bọc ngoài tế bào.
- Chất tb: là nơi diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Không bào: chứa dịch tế bào.
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)


Câu 3
Có 2 loại rễ chính là: Rễ chùm và rễ cọc
- Rễ chùm: Là rễ bao gồm nhiều rễ nhỏ có chiều dài gần bằng nhau.
+ VD: Cây tre, cây lúa, cây mía...
- Rễ cọc: Là rễ có một rễ cái to khỏe cắm sâu xuống đất và các rễ con nhỏ mọc ra từ rễ cái đó.
+VD: Cây mít, cây bạch đàn, cây xoài...           
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)

Nếu thấy hay và bổ ích các em học sinh, quý thầy cô chia sẻ để ôn luyện thi tốt nhé !
Chủ đề bài viết : đề thi học kì 1 môn sinh lớp 6, đề thi cuối hk1 môn sinh học lớp 6 - blog 365 chúc các bạn thành công !

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chạy nhanh chóng mặt với trang bị Phong kiếm game Lol

Hình ảnh nền vũ trụ đẹp nhất Full HD cho máy tính

Dao điện Statikk - Trang bị độc đáo trong LMHT