5 kinh nghiệm chọn mua card màn hình hữu ích
Blog365 - Kinh nghiệm chọn mua card đồ họa. Công nghệ phát triển với mức độ chóng mặt, những thế hệ card đồ họa ra đời liên tiếp khiến những phiên bản cũ hơn ra đời cách 1 năm, mấy tháng cũng có thể đã lỗi thời. Nhắc đến việc tìm mua card màn hình thì người tiêu dùng như lạc vào thế giới với những loại card khác nhau. Hôm nay blog365 xin chia sẻ cách chọn mua card màn hình máy tính phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi người.
Khi đưa ra các tiêu chí chọn mua cho mình card thích hợp thì có nhiều nhưng chung quy lại có thể chọn card đồ họa theo các tiêu chí cụ thể sau :
Hiệu năng
Là điều đầu tiên khi chọn mua một card, bạn cần biết nó có sức mạnh như thế nào, khả năng của nó ra sao. Nếu 2 card cùng giá trị thì chọn card càng mạnh càng tốt. xem bài Top 5 card màn hình máy tính mạnh nhất hiện nay để có thêm thông tin nhé.Sức mạnh là quan tâm số 1 |
Giá thành
Giá luôn là vấn đề nóng khi chọn mua bất cứ cái gì. Hiện nay có nhiều loại card giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng sử dụng. Thế hệ card đồ họa về sau sẽ rẻ hơn, mạnh hơn so với những phiên bản trước. Giá thành cho card màn hình thường là dưới 1,5 triệu cho những người thích đồ rẻ nhưng cũng có thể lên tới 5, 7 chai cho một card xịn, thậm chí là cả vài chục củ đầu tư là chuyện thường đối với các dân chuyên nghiệp.
Nếu là game thủ và sử dụng card giá bình dân thì bài viết 5 card đồ họa chơi game cực ổn giá dưới 2 triệu cho game thủ sẽ tư vấn cho bạn điều này.Giá thành là chủ đề muôn thủa rồi |
Chỉ số P/P
Chỉ những dân chuyên về công nghệ mới hiểu được chỉ số này. Đây là tiêu chí cực kì quan trọng khi đưa ra quyết định lựa chọn loại card nào. Nói nôm na thế này: liệu bạn sẽ lựa chọn thế nào giữa card đồ họa A mạnh hơn 10% nhưng có giá thành đắt hơn đến 30% so với card đồ họa B? Tôi tin rằng, đa số người tiêu dùng sẽ đưa ra trả lời là B, còn phần nhỏ còn lại chọn A do nghĩ chưa kĩ.
Đây là chỉ số hiệu năng / Giá thành - Thường được sử dụng khi so sánh 2 loại card với nhau. Tất nhiên người tiêu dùng thông minh sẽ ưu tiêu chọn chỉ số P/p cao hơn rồi.
Sự hiệu quả trong việc lựa chọn |
Khả năng ép xung của card
Chắc hẳn khi nhìn thấy tiêu đề này, nhiều người sẽ nghĩ: “Ép xung á? Hại máy lắm tôi không làm đâu!”. Điều đó đúng nhưng chưa chính xác. Hi vọng sau khi đọc phần này, bạn đọc nào còn giữ định kiến đối với ép xung sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn.
Nếu như cách đây vài năm, ép xung là việc mà các nhà sản xuất luôn khuyến cáo khách hàng không nên làm do gây ảnh hưởng đến tuổi thọ linh kiện, thì giờ đây, theo xu thế của thị trường, nó lại được coi như giá trị gia tăng của sản phẩm. Thậm chí, “khả năng ép xung” còn xuất hiện trên bao bì cũng như quảng cáo nhằm thu hút người tiêu dùng. Nhiều hãng còn đưa ra các sản phẩm được ép xung sẵn đến tay người tiêu dùng.
Ép xung card màn hình |
Tản nhiệt, nhiệt độ
Khả năng tản nhiệt cũng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá card đồ họa, đặc biệt đối với các sản phẩm tầm cao – vốn tiêu thụ nhiều điện và tỏa nhiệt lớn. Nếu có ý định ép xung thì bạn lại càng phải để tâm đến vấn đề này, bởi ép xung càng cao thì nhiệt độ của GPU (nhân đồ họa) càng tăng.
Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm thường quá chú trọng đến hiệu năng và giá thành mà bỏ qua yếu tố này. Thói quen tiết kiệm khiến chúng ta không để ý đến hoặc quên mất rằng: ngoài thương hiệu, quạt tản nhiệt cũng là một yếu tố tác động đến giá thành một chiếc card đồ họa. Bạn sẽ không thể tìm kiếm khả năng tản nhiệt tốt ở một model giá rẻ (nếu sử dụng cùng GPU với các model khác).
Ví dụ về 2 card đồ họa MSI GTX 460 Hawk Talon Attack giá 280 USD và Sparkle GTX 460 có giá 205 USD (Sparkle và MSI – tên hãng sản xuất, Hawk Talon Attack – tên hãng gắn vào sản phẩm của mình nghe cho “oai”). Cùng sử dụng GPU GTX 460, nhưng giá thành chênh lệch đến 80 USD! Lý do một phần do thương hiệu, phần còn lại là linh kiện thiết kế bo mạch và quạt tản nhiệt. Hiệu năng tản nhiệt của 2 chiếc card đồ họa này khác xa nhau: nhiệt độ tối đa của Sparkle GTX 460 là 75 độ C, trong khi MSI GTX 460 là 60 độ - hứa hẹn khả năng ép xung tốt hơn.
Tổng kết lại có 5 yếu tố cơ bản để làm tiêu chí chọn mua card màn hình máy tính : Sức mạnh - Giá thành - độ hiệu quả - Ép xung - tản nhiệt. Chúc các bạn thành công !
Bài viết có tham khảo một số tư liệu từ GenK
Nhận xét
Đăng nhận xét